Theo các chuyên gia và nhóm khoa học, đến năm 2025 tổng lượng nước của Việt Nam sẽ giảm khoảng từ 5 – 10%, và đến những năm cuối của thế kỷ này, con số đó sẽ ở khoảng 25%. Tình trạng khô kiệt sẽ diễn ra trên diện rộng, ngày càng nhiều người dân phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, an ninh nguồn nước bị đe dọa và kéo theo hàng loạt hệt lụy khác.
Hạn hán, cháy rừng xảy ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng trực tiếp đến dời sống của nhân dân.
Ngay tại thủ đô Hà Nội, một trong những cống nước từ sông Hồng về sông Nhuệ, phục vụ tưới tiêu và nước sinh hoạt cho hàng chục vạn hộ dân. Giờ mực nước sông Hồng xuống thấp, nước không thể vào được. Thậm chí, việc vận hành ở đây đang ngược lại, nước từ sông Nhuệ chảy vào sông Hồng và đều là nước thải. Những hộ dân sống xung quanh phải sử dụng nguồn nước giếng khoan.
Nước thải sinh hoạt không được xử lý chảy thẳng ra sông làm ô nhiễm nguồn nước .
Đáy sông Hồng đoạn qua Hà Nội đã sụt sâu thêm 4m vì khai thác cát. Nhiều dòng sông khác cũng tương tự. Phá rừng, khai khoáng, xây dựng, rác thải đã khiến nguồn nước mặt ô nhiễm, suy kiệt. Nguồn nước ngầm bị khai thác không kiểm soát.
Bài học từ các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi, do quản lý nguồn nước yếu kém trong nhiều thập kỷ đã khiến người dân và ngành nông nghiệp điêu đứng trước những đợt hạn hán, dẫn đến các vụ mùa thất bát, thất nghiệp và bất ổn.
Các tỉnh Tây Nguyên đối diện với khô hạn nặng nề
Không chỉ các nguồn nước nổi như ao hồ, Sông, Suối bị ô nhiễm nặng nề và ngày càng giảm sút. Với tốc độ phát triển đô thị hóa ngày nay thì lượng nước ngầm cũng đang bị báo động,
Cùng với sự gia tăng các đô thị trên toàn quốc là sự gia tăng dân số đô thị. Theo đó, nhu cầu sử dụng nước không ngừng tăng. Thống kê sơ bộ cho thấy, lượng nước khai thác sử dụng cho các đô thị từ vài trăm đến hàng triệu m3/năm, trong đó khoảng 50% nguồn nước cung cấp cho các đô thị được khai thác từ nguồn nước ngầm. Các nguồn nước ngầm được khai thác nằm ngay trong đô thị hoặc ven đô thị. Thế nên, theo thời gian, nhiều nguồn nước đã cạn kiệt hoặc đang bị ô nhiễm bởi sự xâm lấn quá nhanh của đô thị. Chỉ tính riêng Hà Nội, hiện mỗi ngày khai thác khoảng 800.000 m3 (khoảng 300 triệu m3/năm); TP.HCM khai thác khoảng 500.000 m3 (khoảng 200 triệu m3/năm). Các đô thị khu vực đồng bằng Nam bộ cũng đang khai thác khoảng 300.000 m3/ngày (110 triệu m3/năm).
Ở các nước phát triển, nước ngầm đã trở thành nguồn tài nguyên quý giá và được bảo vệ nghiêm ngặt. Với Việt Nam, đã đến lúc thắt chặt hơn nữa công tác bảo vệ nguồn tài nguyên này. Bởi lẽ, quá trình phát triển mạnh mẽ của các đô thị cũng như sản xuất công nghiệp đã và đang khiến một phần nguồn nước mặt bị thu hẹp và ô nhiễm. Để có nước phục vụ sinh hoạt, buộc các đô thị phải sử dụng nguồn nước ngầm. Đã có những đô thị trên thế giới phải lấy nuớc ngầm xa hàng trăm cây số bởi hệ thống nuớc ngầm trong và ven đô thị của họ đã cạn kiệt. Đó không phải là bài học mới, nhưng có lẽ vẫn chưa cũ trong bối cảnh phát triển đô thị quá nhanh, thiếu quy hoạch ở Việt Nam.
Việt Nam nếu không quản lý nguồn nước một cách hiệu quả cũng phải đối diện những vấn đề như vậy.